Chụp ảnh sự kiện là một lĩnh vực thú ví nhưng cũng đầy thử thách. Để thu hút nhiều khách hàng và nhận được sự tin tưởng, bạn phải có kĩ năng chụp ảnh thực sự tốt và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Vậy để nâng cao kỹ thuật và chụp được những bức hình đẹp hơn, các photographers phải chú ý điều gì?

Eventus Production – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ quay phim chụp ảnh sự kiện Đà Lạt – đã tổng hợp những kinh nghiệm cá nhân trong hơn 5 năm trong nghề ở bài viết này. Mời các bạn đón đọc.

Contents

10 tips phải biết khi chụp ảnh sự kiện

1. Thái độ chuyên nghiệp

Hiểu rõ nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng

Trong suốt sự nghiệp, bạn sẽ phải chụp ảnh ở rất nhiều các sự kiện với tính chất khác nhau. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu kĩ về sự kiện mình sắp chụp cũng như yêu cầu và mong muốn của khách hàng.

Đây là những câu hỏi mà bạn cần nắm rõ câu trả lời: Mục đích của các bức ảnh là gì? Khách hàng thích style nào? Đây có phải là một sự kiện trang trọng?

Sau đó, bạn cần lên một “shot list” – danh sách những bức hình mình cần chụp. Bạn cần bao nhiêu ảnh cho mỗi giai đoạn? Những tấm ảnh nhất định phải có là gì (ví dụ, khách mời, khách VIP, lễ, tiết mục,…)? Khách hàng có yêu cầu đặc biệt nào không?

DSC08977

Đến sớm

Hãy đến sớm để đi xung quanh khảo sát địa điểm và định hình trước những ảnh sẽ chụp. Bạn có thể sẽ tìm được những chỗ thích hợp cho bạn đứng chụp và hoàn thiện cài đặt thông số máy và flash tốt hơn.

Đến sớm cũng cho bạn cơ hội chụp những tấm hình trước sự kiện hoặc bày biện trang trí của sự kiện. Khách hàng có thể sẽ thích những bức ảnh này.

Trang phục lịch sự

Các sự kiện có nhiều tính chất: trang trọng, vui tươi, hào nhoáng,… Nhiệm vụ của bạn là mặc sao cho bản thân không nổi bật nhất có thể. Tuy vậy, vẫn phải giữ được sự chỉn chu, tươm tất và lịch sự. Trang phục  ảnh hưởng đến ấn tượng và hình ảnh của bạn rất nhiều.

2. Đừng đứng một chỗ quá lâu, hãy đi xung quanh

Kể cả khi bạn tìm được một vị trí đẹp, đừng ở lại đó quá lâu. Hãy đi xung quanh và tìm kiếm những khung hình và khoảnh khắc đặc biệt, đứng một chỗ sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều thứ.

Nếu cần thiết, bạn có thể lịch sự hỏi khách tham gia cho bạn chụp ảnh và hướng dẫn họ tạo dáng. Đừng dành quá nhiều thời gian cho một nhóm, tầm 30 giây đến 1 phút là đủ.

3. Lên kế hoạch cho những bức hình quan trọng

KVU00234

Có một shot list hiệu quả rất hữu dụng và sẽ giúp bạn chụp được nhiều ảnh ưng ý hơn. Đặc biệt là khách VIP và người phát biểu. Đây là những nhân vật chủ chốt nên họ thường ngồi ở một bàn riêng. Bạn hãy lên kế hoạch trước mình muốn chụp những bức hình như thế nào, sau đó đợi họ làm ra những biểu cảm và cử chỉ đó.

Bạn cần khoanh vùng khách quan trọng và luôn để ý đến họ, đảm bảo rằng mình không lỡ mất khoảnh khắc cần thiết. Việc của bạn chỉ là suy nghĩ trước, đợi và bạn sẽ chụp được những tấm ảnh như mong muốn.

4. Chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng

Các sự kiện thường tổ chức trong nhà vào buổi tối. Nhiều khi địa điểm còn sử dụng đèn mờ. Vậy nên bạn cần phải luyện tập và quen thuộc với chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng.

Hãy thành thạo trong việc chỉnh chế độ chụp một cách thủ công. Đèn màu và flash có thể khiến chế độ tự động vận hành theo cách bạn không thể đoán trước. Đừng chụp những bức ảnh mờ vì tốc độ màn trập quá chậm. Đừng chụp ảnh bị tối. Đừng chụp những bức ảnh không thể dùng được vì lỗi màu hay nhiễu.

Chính vì hạn chế này, bạn phải cẩn thận trong việc lựa chọn thiết bị: máy ảnh phù hợp để chụp thiếu sáng và flash.

GX3A0822

5. Đừng ngại dùng ISO cao

Nếu bạn có một chiếc máy chụp thiếu sáng tốt, đừng ngại đẩy ISO cao lên một chút. Trước đó, bạn cần tập chụp trong điều kiện ánh sáng yếu và thử nghiệm các bức ảnh với ISO khác nhau.

6. Luôn dùng file RAW

Chụp định dạng RAW có nhiều lợi ích. Bạn có thể chỉnh lỗi màu và phơi sáng một cách dễ dàng. Nó cũng giúp bạn điều chỉnh cân bằng trắng, tint và độ tương phản hiệu quả hơn các dạng file khác.

7. Dùng flash

Người bạn tốt nhất trong những sự kiện tối chính là đèn flash rời, nhưng đừng gắn lên hot shoe của máy và nhắm thẳng vào sự vật nhé. Hãy dùng softbox cho đèn flash. Softbox sẽ giúp ánh sáng trở nền mềm và dịu hơn, loại bỏ ánh sáng không tập trung và bị gắt. Với cài đặt độ phơi sáng đúng, việc này sẽ giúp bạn chụp được sự vật rõ nét và tránh cảnh nền bị thiếu sáng.

Cách chọn thiết bị khi chụp ảnh sự kiện

Luật tối quan trọng khi chụp ảnh sự kiện chính là phải có backup (dự phòng). Hãy chuẩn bị hai hay ba đồ dự phòng trong túi, từ máy, lens đến thẻ nhớ và pin. Kể cả những thiết bị tốt nhất cũng có thể sẽ hỏng trong nhiều tình huống, và bạn không có thời gian để sửa hay kiếm mới.

Máy ảnh của bạn nên là loại chụp tốt trong điều kiện thiếu sáng. Máy ảnh DSLR full-frame thường là lựa chọn tốt nhất. Nó có cảm biến lớn cho phép nhiều ánh sáng đi qua hơn.

a1

Lens của bạn cũng nên tương thích với máy về khả năng chụp thiếu sáng. Chắc chắn phải có lens nhanh, và bạn nên cân nhắc khẩu độ thấp nhất là f/2.8. Lens prime chụp nhanh giá cả hợp lý hơn, nhưng lens zoom thì dùng thuận tiện hơn trong các sự kiện. Không có lens nào là tốt toàn diện, nhưng bắt đầu với 24-70mm f/2.8 (ví dụ, Canon EF 24-70mm f/2.8L II USM) là một lựa chọn tốt. Bạn có thể cũng cần mang lens telephoto zoom (lens hỗ trợ thay đổi chiều dài tiêu cự) phòng trường hợp cần chụp người phát biểu ở khoảng cách xa.

Đừng thay lens trong quá trình chụp ảnh sự kiện. Nếu bạn cần đổi sang ống kính tele, thì nó nên ở sẵn trên máy thứ hai rồi.

Gợi ý các bức ảnh sáng tạo nên chụp khi chụp ảnh sự kiện

Chụp tự nhiên, chụp lén

Thường những bức ảnh đẹp nhất là những bức chụp lén, khi người trong ảnh không biết mình được chụp.

Để có được những bức ảnh như vậy, bạn cần phải không ngừng quan sát xung quanh và nắm bắt được thời cơ vàng. Quan trọng nhất, khi chuẩn bị chụp, bạn đừng để đối tượng nhận thấy bạn đang chuẩn bị chụp họ.

Chụp ảnh tạo dáng

IMG_6392

Luôn nhớ chụp những bức ảnh được tạo dáng trong các sự kiện.

Ảnh chụp lén thì thú vị hơn, nhưng mọi người cũng muốn một vài bức tạo dáng. Bạn nên gợi ý khách tham gia cách tạo dáng, vì đa phần mọi người đều gượng gạo và cứng khi đứng trước máy ảnh. Hãy chỉ cho họ biết họ cần nhìn vào đâu, vẻ mặt như thế nào, dáng người, vị trí đứng và vị trí đặt tay.

Tips tạo dáng đơn giản mà đẹp

  • Nghiêng thân người sang bên để nhìn thon gầy hơn.
  • Chú ý đến cánh tay và bàn tay (nếu cứng, yêu cầu mẫu đặt tay thoải mái hơn, như gác cánh tay lên thứ gì đó, để tay vào túi hoặc ôm tay).
  • Không hướng mắt quá cao hay quá thấp.
  • Đừng ngại bảo mọi người nhìn nhau, ôm hoặc hôn nếu họ là một cặp đôi.
  • Thỉnh thoảng hãy nghĩ ra những dáng chụp vui nhộn để giảm bớt sự trang nghiêm.

Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh sự kiện của Eventus Đà Lạt. Hi vọng bạn đã nhận được những thông tin bổ ích và ngày càng hoàn thiện kỹ năng chụp ảnh sự kiện. Hãy theo dõi các bài viết khác của Eventus Đà Lạt để biết thêm nhiều điều thú vị nhé!

5/5 - (1 vote)