Thiết bị là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi chụp ảnh sự kiện. Mỗi sự kiện đều có tính đặc thù riêng, và các photographer phải hiểu rõ những thiết bị cũng như kế hoạch chụp thích hợp với sự kiện ấy. Eventus Đà Lạt – đơn vj chuyên cung cấp dịch vụ quay phim chụp ảnh sự kiện Đà Lạt và cho thuê flycam Đà Lạt – đã tổng hợp các thiết bị cần thiết cho chụp ảnh sự kiện và giới thiệu một vài sản phẩm tương ứng.
Xem thêm: Kinh nghiệm chụp ảnh sự kiện đẹp – sáng tạo và chuyên nghiệp hơn
Contents
Máy ảnh chụp ảnh sự kiện tốt và giá hợp lý
Nên cân nhắc điều gì khi chọn máy ảnh chụp ảnh sự kiện?
Bạn không nhất thiết phải mua một máy ảnh hoàn toàn mới để chụp ảnh sự kiện, nhưng có một vài tính năng quan trọng mà bạn cần chú ý khi mua. Khi chọn máy ảnh để chụp ảnh sự kiện, bạn nên cân nhắc những yếu tố sau:
Độ bền và tuổi thọ pin
Công việc của thợ chụp ảnh sự kiện thường kéo dài liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ. Bạn sẽ cần một chiếc máy ảnh cầm và mang đi thoải mái cũng như tuổi thọ pin tốt, hoặc bạn có thể chuẩn bị nhiều pin để thay đổi.
DSLR vs Mirrorless
Máy ảnh DSLR (Digital Single Lens Reflex) là máy ảnh phản xạ ống kính kỹ thuật số. Hiểu đơn giản thì loại máy ảnh này sử dụng hệ thống gương chiếu trực tiếp ánh sáng vào ống kính và khung ngắm, giữ lại hình ảnh để bạn có thể thấy và chụp ảnh.
Máy ảnh Mirrorless là máy ảnh kỹ thuật số không gương lật. Cảm biến hình ảnh tiếp xúc trực tiếp với toàn bộ ánh sáng giúp bạn xem trước hình ảnh thực trên màn hình LCD hoặc ống ngắm EVF.
Trong chụp ảnh sự kiện, bạn có thể chụp tốt với một chiếc máy ảnh Mirrorless, nhưng những lựa chọn về lens (ống kính) mà máy ảnh DSLR có sẽ phù hợp hơn với chụp ảnh sự kiện.
Top 3 máy ảnh chụp ảnh sự kiện tốt nhất
Nikon D750
Thông số kỹ thuật
- Cảm biến: CMOS full-frame 24.3 MP
- Autofocus: 51 điểm phát hiện pha
- Chụp liên tiếp: 6,5 fps
- Video: 1080p/60fps, 50fps, 25fps và 24fps
- Màn hình LCD nghiêng 3,2 inch
- Trọng lượng: 750g
- Kích thước: 140 x 113 x 78 mm
- Bộ nhớ: 2 x SD/SDHC/SDXC
Chiếc máy ảnh này rất phổ biến với chụp ảnh đám cưới. Một tính năng tuyệt vời của Nikon D750 chính là cho phép có 2 thẻ SD.
Canon EOS 6D Mark II
Thông số kỹ thuật
- Cảm biến: Full-frame 26.2 MP
- Dải ISO: 100-40000
- Màn hinh LCD cảm ứng 3 inch
- Chụp liên tiếp: 6,5 fps
- Thẻ nhớ: SD(SDHC/SDXC) UHS-I
- Trọng lượng: 685g (thân máy), 765g (pin và thẻ nhớ)
- Khối lượng: 144 x 110 x 75 mm
Chiếc máy ảnh full-frame 26MP này chụp ảnh rất tốt trong điều kiện thiếu sáng. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho photographer chụp ảnh sự kiện.
Sony A7 Mark III
Thông tin kỹ thuật
- Cảm biến: Full-frame 24.2MP
- Dải ISO: 100-51200
- Màn hình LCD cảm ứng 3 inch
- Video: 4K/30p
- Chụp liên tiếp: 10fps
- Trọng lượng: 650g (thân máy)
- Kích thước: 126,9 × 95,6 × 73,7 mm
Sony A7 Mark III là máy ảnh Mirrorless được yêu thích bởi các nhiếp ảnh gia sự kiện nhờ tính năng lấy nét tự động xuất sắc, khả năng chụp tốt với ISO cao và tuổi thọ pin đáng kể. Lens của Sony cũng có giá “mềm” hơn so với Canon hay Nikon. Khả năng quay video của chiếc Sony này cũng rất tuyệt vời, vậy nên bạn có thể dùng cho cả chụp ảnh và quay phim.
Ống kính tốt nhất cho chụp ảnh sự kiện
Đọc kỹ hơn về cách chọn lens và các loại lens tốt nhất cho chụp ảnh sự kiện tại đây: Ống kính chụp ảnh sự kiện
Nikon AF-S 50mm f/1.4
Lens nên chọn sẽ thay đổi theo từng sự kiện mà bạn chụp. Thường các sự kiện diễn ra trong nhà sẽ thiếu sáng, vậy nên mang theo một ống kính chụp nhanh sẽ đảm bảo bạn có thể bắt được những bức ảnh đẹp và sắc nét kể cả khi thiếu sáng. Một Prime lens đa năng như Nikon AF-S 50mm f/1.4 chắc chắn là lựa chọn đúng đắn nhờ vào khả năng chụp được nhiều sự kiện bao gồm cả chụp chân dung.
Thông số kỹ thuật
- Cấu tạo lens: 8 thấu kính thuộc 7 nhóm
- Góc nhìn ngang: 46 độ
- Số lá khẩu: 9
- Khoảng lấy nét nhỏ nhất: 45.72 cm
- Độ zoom lớn nhất: 0.15x
- Đường kính filter: 58mm
- Trọng lượng: 281g
Canon EF 24-70mm f/2.8L II USM
Bạn nên chọn ống kính nào khi chụp ảnh sự kiện ở trong một hội trường rộng hay event quy mô lớn? Zoom lens sẽ giúp bạn chụp được rõ nét các hành động mà không phải chạy xung quanh để đến gần với đối tượng. Bạn nên đầu tư vào một Zoom lens có chất lượng hình ảnh tương đương như Prime lens. Canon EF 24-70mm f/2.8L II USM là một lựa chọn dù không phải là rẻ nhưng rất thiết thực.
Thông số kỹ thuật
- Khẩu độ: f/2.8-22
- Khoảng cách lấy nét gần nhất: 38 cm
- Đường kính filter: 82mm
- Số lá khẩu: 9
- Tiêu cự: 24-70mm
- Chống rung: Có
- Trọng lượng: 850g
Đối với các sự kiện khác đặc thù hơn, như concert hoặc chụp ảnh thể thao, bạn nên chú ý vào các điều kiện chụp đặc trưng để chọn lens cho đúng. Concert thường diễn ra ở trong rạp tối, và để chụp được các chuyển động thể thao bạn sẽ cần một telephoto lens thật nhanh.
Các phụ kiện cho chụp ảnh sự kiện
Ngoài thân máy và lens, bạn cũng cần chú ý đến các phụ kiện khác cần thiết cho chụp ảnh sự kiện.
Đèn flash rời
Tránh sử dụng đèn flash tích hợp sẵn trong máy. Đèn flash rời cho ra sản phẩm có ánh sáng tự nhiên và đẹp hơn nhiều.
Tản sáng
Mang theo tản sáng có thể gây sự chú ý trong các sự kiện. Tuy nhiên, nếu bạn cần phải chụp chân dung người tham dự, ví dụ sự kiện thảm đỏ hay từ thiện, tản sáng sẽ rất tiện lợi và khách hàng sẽ thích những tấm ảnh bạn chụp hơn.
Dây cáp kết nối máy tính (Tether)
Trong thời đại này thì một sự kiện mà không được livestream thì liệu mọi người có thực sự quan tâm nữa không? Tùy vào tính chất sự kiện, khách hàng có thể muốn bạn gửi thật nhanh một vài bức ảnh trong hoặc khi sự kiện sắp kết thúc để họ có thể chia sẻ lên mạng xã hội. Đây là trường hợp mà bạn sẽ cần dùng tether khi chụp.
Trên đây là chia sẻ của Eventus Đà Lạt về cách chọn máy ảnh chụp sự kiện cùng các loại ống kính và phụ kiện cần thiết thích hợp cho chụp ảnh sự kiện. Hi vọng các bạn đã nhận được những thông tin bổ ích. Hãy đón xem các bài viết khác của Eventus Đà Lạt để biết thêm nhiều điều thú vị nhé!